Roger Milla – Sư tử già bất khuất

GAME BÀI WIN79

Roger Milla trở thành huyền thoại bóng đá thế giới khi hai lần phá kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn tại vòng chung kết World Cup. Nhắc đến bóng đá Cameroon, nhiều người sẽ nhớ tới biệt danh “Những chú sư tử bất khuất” của họ và tiền đạo nổi danh, Samuel Eto’o. Tuy nhiên, trước khi cựu tiền đạo của Barcelona nổi tiếng thì đội bóng châu Phi có một huyền thoại khác. Đó là Roger Milla.

game bài IwinClub

1. Sự nghiệp qua những con số

Cá nhân
  • Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi: 1976, 1990
  • Cầu thủ hay nhất Cúp bóng đá châu Phi: 1986
  • Vua phá lưới châu Phi: 1986, 1988
  • Đội hình toàn sao FIFA World Cup: 1990
  • FIFA 100
  • Cầu thủ hay nhất châu Phi của CAF trong 50 năm qua: 2007
  • Giải thưởng Huyền thoại chân vàng: 2014
  • Huyền thoại IFFHS
  • World Soccer: 100 cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất mọi thời đại
Léopards Douala
  • Cameroon Première Division: 1971–72, 1972–73, 1973–74
Tonnerre Yaoundé
  • African Cup Winners’ Cup: 1975
  • Cameroonian Cup: 1991
Monaco
  • Coupe de France: 1979–80
Bastia
  • Coupe de France: 1980–81
Montpellier
  • Division 2: 1986–87
ĐTQG Cameroon
  • Africa Cup of Nations: 1984, 1988

2. Tiểu sử

Roger Milla sinh 20 tháng 5 năm 1952. Ông là cựu cầu thủ bóng đá người Cameroon từng chơi ở vị trí tiền đạo. Là một trong những cầu thủ châu Phi đầu tiên trở thành ngôi sao ở cấp ĐTQG, ông đã tham dự 3 kì World Cup trong màu áo đội tuyển Cameroon. Ông trở thành một cầu thủ ngôi sao cấp quốc tế khi đã 38 tuổi, độ tuổi mà phần lớn các cầu thủ đã giải nghệ, bằng việc ghi được 4 bàn trong World Cup 1990 và giúp Cameroon vào đến tứ kết.

3. Sự nghiệp CLB

Sinh ra ở thủ đô Yaoundé của Cameroon, thời thơ ấu Milla phải chuyển chỗ ở thường xuyên do cha ông làm trong ngành đường sắt. Năm 13 tuổi, ông ký hợp đồng với CLB đầu tiên ở Douala. Năm 18 tuổi, ông có được danh hiệu vô địch quốc gia đầu tiên với một CLB khác ở Douala.

game bài B52Club

Năm 1976, khi đang khoác áo Tonnerre Yaoundé, ông nhận được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi. Năm 1977, ông chuyển sang châu Âu thi đấu. Đầu tiên là CLB Pháp Valenciennes. Tuy nhiên, ông chỉ thi đấu ở đây trong 2 năm. Năm 1979, Milla chuyển đến AS Monaco nhưng thường xuyên bị chấn thương hoặc ngồi ngoài băng ghế dự bị. Năm sau ông chuyển tới Bastia nhưng thành công vẫn chưa đến. Chỉ khi đến Saint-Etienne năm 1984, Milla mới được thể hiện được tài năng. Sau đó ông cũng giữ vị trí chủ chốt trong đội hình Montpellier từ 1986 đến 1989 và trở thành thành viên ban huấn luyện đội bóng này sau khi không chơi bóng ở Pháp.

game bài RikVip

4. Sự nghiệp quốc tế

Trong thời gian chơi bóng ở Pháp, Milla có trận ra mắt đầu tiên trong màu áo đội tuyển Cameroon năm 1978. Ông có mặt trong đội tuyển Cameroon tham gia World Cup 1982, có một bàn thắng không được công nhận trong trận gặp Peru. Cameroon rời giải với cả ba trận hoà ở vòng bảng. Hai năm sau, Milla tham dự Thế vận hội mùa hè 1984 tại Los Angeles, California. Ông cùng đội tuyển Cameroon giành hai danh hiệu vô địch cúp bóng đá châu Phi vào các năm 1984 và 1988 cùng với ngôi vị á quân năm 1986. Ông từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế lần đầu năm 1987, và đã chuyển tới Réunion ở Ấn Độ Dương để chuẩn bị giải nghệ cầu thủ.

game bài 789CLub

Tuy nhiên, năm 1990, tổng thống Cameroon là Paul Biya đã gọi điện và thuyết phục Milla quay trở lại đội tuyển quốc gia. Ông đồng ý và tới Ý cùng với Những con sư tử bất khuất (biệt danh của đội tuyển Cameroon) tham dự World Cup 1990.

Lão tướng 38 tuổi Roger Milla trở thành một ngôi sao của giải khi ghi được tới 4 bàn ở Ý, với vũ điệu ăn mừng bàn thắng bên cột cờ góc sân đã thành một kiểu ăn mừng phổ biến từ đó. 2 bàn thắng ghi được trong trận gặp Romania, cùng với 2 bàn thắng ghi được trong thời gian đá bù giờ trận gặp Colombia ở vòng 1/16 đã đưa Cameroon vào tứ kết. Đây là thành tích cao nhất của một đội bóng châu Phi tại một kì World Cup tính đến nay (chỉ có đội tuyển Senegal tái lập được thành tích vào tứ kết tại World Cup 2002). Trận tứ kết gặp Anh, Milla vào sân ở hiệp hai, khi Cameroon đang thua 0-1. Ông đã thể hiện mình là một cầu thủ thay thế siêu hạng khi kiến tạo một bàn thắng và tạo ra một quả phạt đền để Cameroon vượt lên dẫn trước trước khi thua ở hiệp phụ.

Milla tiếp tục tham gia World Cup 1994 khi đã ở tuổi 42, trở thành cầu thủ nhiều tuổi nhất tham dự một vòng chung kết World Cup trong lịch sử (kỉ lục này tồn tại đến năm 2014, khi Mondragon ra sân ở tuổi 43). Tuy Cameroon bị loại ngay từ vòng bảng, nhưng Milla đã kịp ghi 1 bàn trong trận gặp Nga và phá vỡ kỉ lục Cầu thủ nhiều tuổi nhất ghi bàn tại một vòng chung kết World Cup của chính mình.

5. Lời kết

Vốn dĩ đã là cây làm bàn lớn tuổi nhất trên sân cỏ World Cup tại Italy 1990, Milla lại tự phá kỷ lục khi ông ghi bàn vào lưới đội Nga ở World Cup 1994. Khi ấy, ở tuổi 42, Milla vừa là cây làm bàn già nhất, vừa là cầu thủ già nhất trên đấu trường World Cup. Bây giờ, Milla đã 62 tuổi. Cũng dự World Cup 1994 cùng với Milla, các cầu thủ như Ronaldo “béo” hoặc Rigobert Song đều chỉ mới giải nghệ trong thời gian gần đây! Không có gì lạ khi LĐBĐ châu Phi (CAF) chọn Roger Milla là cầu thủ vĩ đại nhất châu Phi trong thế kỷ 20.

game bài ManClub

Bài viết cùng chuyên mục